Khởi công xây dựng một công trình ngoài việc đầu tư chi phí về tài chính… Chúng tôi tin rằng:

– Quý khách luôn lo lắng về việc bảo vệ an ninh trật tự, tài sản – Trang thiết bị máy móc.. có được an toàn.?

– Ai là người kiểm soát, duy trì người phương tiện ra vào công trình.?

– Hàng hóa, vật tư, thiết bị máy móc có nguy cơ thất thoát không?

Thấu hiểu được chăn trở của quý khách và đặc thù của một công trình xây dựng. Chúng tôi:

 – Căn cứ theo tính chất đặc thù của mỗi Mục tiêu cần bảo vệ, Phòng Nghiệp vụ Công ty Bảo Vệ Hoàng Gia sẽ khảo sát và xây dựng hệ thống các phương án kiểm soát, bảo vệ an ninh tốt nhất, hiệu quả tối đa, Bên cạnh đó chúng tôi sẽ cung cấp đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thích nghi nhanh chóng, trang thiết bi, công cụ hỗ trợ phù hợp để phục vụ tốt cho công tác bảo vệ.

 – Phương án bảo vệ cơ bản:

A.            Tài liệu áp dụng:

1.            Sổ đăng ký khách đến liên hệ công tác.

2.            Sổ theo dõi hàng xuất nhập.

3.            Sổ đăng ký tạm nhập tài sản

4.            Sổ theo dõi công nhân ra vào trong giờ làm việc.

5.            Sổ nhật ký ca trực (sổ giao ca).

6.            Sổ giao nhật thư báo, bưu phẩm, tài liệu.

7.            Vé xe đạp, xe máy.

8.            Thẻ khách, thẻ nhà thầu, thẻ nhà cung cấp.

9.            Bản mô tả công việc.

B.            Biểu mẫu áp dụng;

1.            Biên bản vi phạm nội quy.

2.            Biên bản sự việc.

3.            Biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang.

4.            Biên bản bàn giao (giao nhận tài sản).

5.            Biên bản giao nhận niêm phong.

6.            Biên bản mất vé xe.

7.            Các loại biểu mẫu báo cáo.

C.            Công cụ hỗ trợ:

1.            Máy rà kim loại

2.            Dùi cui sắt.

3.            Đèn pin tuần tra.

4.            Áo mưa, ủng.

NHIỆM VỤ BẢO VỆ

1.  Nhiệm vụ tại cổng chính.

a.  Khách tới liên hệ công tác.

•    Thái độ tiếp xúc phải tôn trọng, phát ngôn từ tốn lịch sự, thao tác nghiệp vụ phải nhanh nhẹn, chính xác.

•     Nhân viên trực cổng chính phải nắm chắc đầy đủ những thông tin về khách bao gồm (Tên, địa chỉ, nơi đến, cần gặp ai, lý do gặp có hẹn trước hay không..vv). Sau đó đề nghị khách chờ và dùng điện thoại liên lạc vào người cần gặp để thông báo và xin ý kiến của người khách cần gặp.

•     Nếu khách được mời thì nhanh chóng đăng ký những thông tin về khách vào trong sổ, đề nghị khách đăng ký những vật dụng mang vào (nếu có). Cấp thẻ khách, ghi thẻ xe sau đó huớng dẫn cho khách vào đúng địa điểm người cần gặp. Nếu cần thiết thì phải giám sát quá trình khách vào trong mục tiêu. Nếu khách có mang tài sản vào thì phải đăng ký vào sổ tạm nhập tài sản. (Trường hợp vì lý do nào đó khiến khách không được tiếp hoặc người cần gặp vắng mặt thì phải lịch sự, khéo leo nói với khách để họ vui vẻ ra về).

•     Khi khách ra về, kiểm tra lại những vật dụng khách mang ra, thu hồi thẻ khách, ghi giờ ra vào sổ trực và đề nghị khách ký tên. Đứng lên chào khách và mở cổng cho khách ra.

b.   Khi Công nhân vào ca:

•     Duy trì công nhân viên vào Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh những nội quy của Công ty đề ra như (Đeo bảng tên, đồng phục… (nếu có), không mang những chất cháy nổ vào Công ty, Đăng ký những đồ dùng mang vào Công ty vv…), đi lại, để xe đúng nơi quy định.

•     Trong giờ làm việc Công nhân viên không được ra khỏi Công ty, trừ trường hợp được sự cho phép của những người có thẩm quyền. (nếu được phép phải có giấy ra cổng).

•     Duy trì việc theo dõi công nhân đi làm và phải về đúng giờ quy định, (Trừ trường hợp được phép của cấp có thẩm quyền).

•     Nếu công nhân nào vi phạm BảoVệ lập biên bản và báo cáo cho Ban lãnh đạo nhà máy.

•     Những người không phận sự (bao gồm người lạ, người đã nghỉ việc…) không được vào cổng nếu không được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.

c.     Khi công nhân ra ca:

•     Kiểm tra khám xét công nhân viên khi ra cổng, (bao gồm kiểm tra người, các túi quần áo, các túi sách công nhân mang theo, cốp xe những nơi công nhân có khả năng cất dấu tài sản (ống quần, thắt lưng, đội trên mũ…vv.) để đảm bảo  tài sản, hàng hoá của Công ty không bi trộm cắp, thất thoát, việc kiểm tra phải sử dụng bằng tay và máy rà kim loại.

•     Khi kiểm soát phương tiện, đồ vật, hành lý mọi người khi ra, nếu phát hiện thấy nghi vấn thì yêu cầu kiểm tra lại kỹ hơn. (Có thể mời họ vào phòng kín kiểm tra chỗ kín khi có nghi ngờ). Nếu phát hiện quả tang thì tiến hành lập biên bản báo cáo cho cấp quản lý, đơn vị chủ quản để giải quyết.

v  Lưu ý:

Đối với công nhân viên đang làm việc mà ra cổng phải có giấy ra công, Giấy ra cổng phải có chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định hoặc người được uỷ quyền thay thế, việc ra cũng phải được đăng ký đầy đủ vào sổ theo dõi CNV ra vào.

d.    Đối với việc quản lý bãi xe:

•     Khi CB_CNV mang xe vào Công ty, Nhân viên Bảo vệ phải ghi thẻ xe cho công nhân để xe vào bãi xe theo đúng quy định, để đảm bảo bãi xe luôn trật tự dễ kiểm soát và không bị nhầm lẫn.

•     Tuân thủ quy định chủ quản về nội quy nhà xe, phòng chống cháy nổ mất mát…vv.

•     Khi công nhân ra ca Bảo vệ kiểm tra và thu hồi vé xe.

•     Nếu phát hiện thẻ xe có dấu hiệu lạ (Thẻ giả) phải giữ xe lại để làm rõ. Đề phòng hiện tượng công nhân tráo, trộm xe của nhau, hoặc mang xe ra ngoài mà không có thẻ.

•     Khi công nhân làm mất thẻ xe Bảo vệ phải giữ lại ít nhất trong 24 giờ để theo dõi. Sau khi xác định đúng chính xác chủ xe mới cho mang xe ra, phải lập biên bản và tuyên bố huỷ bỏ số thẻ xe đó, để tránh trường hợp công nhân nhặt được thẻ và dắt xe của người khác ra với mục đích lấy cắp xe.

v  Lưu ý: Một số nguyên tắc về việc quản lý xe.

–     Quá trình quản lý kiểm soát xe gồm ghi vé xe, sắp xếp, kiểm tra thu vé khi xe ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, chắc chắn, nếu có dấu hiệu nghi ngời phải tạm giữ và báo cáo cho cấp chỉ huy để kiểm tra làm rõ.

–     Thẻ xe phải được ghi rõ ràng, chính xác, không được tẩy xóa, sửa chữa.

–     Trường hợp phát hiện gian lận phải giữ lại ngay, báo cáo cấp trên lập biên bản để giải quyết.

e.    Kiểm soát các nhà Thầu phụ và Dịch vụ khác ra vào công ty.

•     Các đơn vị dịch vụ, nhà thầu phụ ra vào công ty như: (các đơn vị thầu xây dưng, lắp đặt máy móc, thu gom rác, sửa chữa,…) Nếu ra vào thường xuyên phải có danh sách niêm yết tại cổng bảo vệ và được sự đồng ý bằng văn bản ký tên đóng dấu của BGĐ Công ty. Nếu không thường xuyên phải được sự đồng ý của BGĐ mỗi lần ra vào. Kiểm soát chặt chẽ những người trên mỗi khi ra cổng.

•     Duy trì các đối tượng thực hiện nghiêm chỉnh những nội quy quy định của Công ty đề ra.

•     Nếu có tài sản mang vào để thi công, phải đăng ký qua bảo vệ để làm PHIẾU TẠM NHẬP, khi mang ra phải xuất trình được phiếu tạm nhập mới cho mang ra.

•     Bảo vệ phải chủ động giám sát những công nhân thuộc các Nhà thầu, nhất là giai đoạn công trình sắp xong.

•     Quan sát phát hiện và ngăn chặn mọi trường hợp không có nhiệm vụ lảng vảng tại khu vực cấm của công ty.

f.     Đối với việc kiểm soát Xuất, nhập hàng hoá.

v  Nhập hàng:

•     Tất cả hàng hoá nguyên liệu nhập vào công ty phải đăng ký với Bảo vệ.

•     Bảo vệ kiểm tra các giấy tờ khách có liên quan sau đó đăng ký vào trong sổ nhập hàng với đầy đủ mọi thông tin  cá nhân, công ty, tên hàng, số lượng… theo quy định của công ty, tạm giữ CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác của tài xế trong quá trình nhập hàng trong công ty.

•     Điện báo vào bộ phận nhận hàng, hoặc thủ kho được biết để nhận hàng. Bảo vệ phải kiểm tra xe trước khi vào để biết được lái xe có mang theo hàng hóa gì trên xe vào không để dễ kiểm tra khi xe ra.

v.  Xuất hàng:

•     Khi có xe vào hàng xuất, bảo vệ mời lái xe vào làm thủ tục đăng ký vào sổ theo quy định. Giữ lại giấy tờ có liên quan đến người lái xe như CMND, Giấy phép lái xe.

•     Bảo vệ giám sát chặt chẽ trong quá trình từ khi xe vào cho đến khi xe ra để đảm bảo không có trường hợp kẻ gian lợi dụng tẩu tán tài sản theo xe.

•     Khi xe ra, kiểm tra hóa đơn chứng từ và kiểm tra đếm số lượng thực tế trên xe, kiểm tra thành xe, gầm xe ca pin xe để đảm bảo không có hàng hóa tài sản nào được cất giấu hoặc mang ra ngoài không hợp lệ.

•     Kiểm tra hóa đơn chứng từ, các phiếu xuất kho phải có chữ ký của Ban giám đốc hoặc 

người được uỷ quyền mới được coi là hợp lệ.

•     Phải xem kỹ chữ ký cần thiết đối chiếu chữ ký mẫu, ngày tháng, sau đó đăng ký số lượng, tên hàng…vv vào sổ xuất hàng. Nếu chính xác mới được mở cổng cho xe ra. Trước khi xe ra phải đề nghị lái xe hoặc chủ hàng ghi giờ ra và ký tên vào sổ. Trả lại giấy tờ cho lái xe và mở cổng cho xe ra.

•     Trong trường hợp kiểm tra phát hiện thấy hàng hoá xuất nhiều hơn số lượng ghi trong hoá đơn chứng từ, sai chủng loại hàng, bảo vệ phải yêu cầu xe dừng lại để lập biên bản, báo cho lãnh đạo công ty biết để giải quyết.

g.    Công tác giao nhận bưu phẩm, tài liệu.

•     Kiểm tra kỷ các loại bưu phẩm, tài liệu trước khi ký nhận với nhân viên bưu điện.

•     Sau khi nhận thư, bưu phẩm từ nhân viên bưu điện cần giao ngay cho nhân viên tổng đài.

•     Quá trình giao nhận phải được thực hiện bằng văn bản, có biên bản giao nhận rõ ràng. Tránh lưu giữ tại phòng bảo vệ lâu dẫn đến thất thoát, hư hỏng.

2.    Nhiệm vụ tuần tra.

Sau khi nhà máy ngưng hoạt động, Nhân viên bảo vệ tiến hành đóng khóa cổng và đi tuần tra xung quanh nhà máy cứ 30 phút một lần.

•     Kiểm tra và ghi nhận tình trạng sử dụng của các hệ thống tài sản như: hệ thống an ninh như máy camera, tường rào, cửa xưởng, hệ thống PCCC, hệ thống chiếu sáng, điện, nước …vv.

•     Kiểm tra kiểm soát hệ thống PCCC bảo đảm khi xảy ra sự cố hoả hoạn cháy nổ tất cả các trang thiết bị phòng chống cháy nổ đều hoạt động tốt. (như hệ thống ống dẫn, trụ bơm, vòi rồng, máy phát điện, kho nhiên liệu, nhiên liệu trong máy, các bình bột, bình khí chửa cháy, niên hạn sữ dụng..vv.)

•     Kiểm tra hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, cửa kính, cửa thoát hiểm, các ổ khoá, các lối đi nhỏ, lối tắt, khu vực vắng người, khu vực có tài sản có giá trị, các sự cố máy móc hỏng hóc. Điều đặc biệt nhân viên tuần tra phải nắm được sơ đồ của khu vực mình tuần tra.

•     Sau giờ làm việc nhân viên tuần tra phải kiểm tra tất cả các trang thiết bị sử dụng điện. Kiểm tra nhắc nhở công nhân khi người cuối cùng rời vị trí làm việc phải tắt hệ thống điện, đèn, máy móc trước khi ra về.

•     Kết hợp với đại diện của nhà máy tiến hành công tác đóng các cửa sổ, cửa kho, lập biên bản dán hoặt mở niêm phong trước hoặt sau giờ làm việc.(biên bản dán hoặt mở niêm phong và giấy niêm phong phải được đại diện lực lượng bảo vệ và đại diện đơn vị chủ quản ký xác nhận, ghi rõ ngày giờ.)

•     Tắt mở toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong “M” đúng với thời gian mà đơn vị chủ quản quy định. Trong quá trình tuần tra nhân viên tuần tra phải giám sát chặt chẽ hệ thống chiếu sáng. Lưu ý những khu vực thiếu ánh sáng hoặt hệ thống chiếu sáng khu vực đó bị hỏng phải nhanh chóng ghi nhận, làm báo cáo sự việc, báo cáo đề xuất gửi lên đơn vị chủ quản có ngay hướng khắc phục. Ghi nhận những trường hợp ở lại qua đêm trong Công ty hay làm việc ngoài giờ, tất cả các trường hợp đó đều phải có sự đồng ý của người có thẩm quyền.

•     Giải quyết các vấn đề gây rối làm mất an ninh trật tự tại khu vực nhân viên tuần tra quản lý.

•     Kiểm soát chặt chẽ hệ thống hàng rào khu vực mình quản lý chống sự thâm nhập của kẻ gian.

•     Mỗi vòng tuần tra đều phải có sự ghi nhận đánh giá tình hình chung vào sổ tuần tra. (ghi rõ thứ tự thời gian, địa điểm và nội dung tuần tra.)

•     Tuần tra đều đặn toàn bộ khu vực được phân công để giữ gìn an ninh trật tự, quan sát phát hiện kẻ gian, phát hiện và ngăn chặn những sự cố an ninh an toàn.

•     Khi có phát hiện các dấu hiệu, nguy cơ rủi ra đe dọa đến an ninh, an toàn tài sản của mục tiêu phải báo ngày cho cấp trên công ty bảo vệ để được hỗ trợ kịp thời, các sự cố, các vấn đề về an ninh phải làm báo cáo cho BGĐ nhà máy được biết.

Phòng Nghiệp Vụ & Ðào tạo